Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố điện nước
1- Nguyên nhân gây ra sự cố điện nước:
Một số nguyên nhân mà các gia đình thường gặp phải đó là:
– Chập mạch điện: chập mạch điện là hiện tượng các pha chập vào nhau, hoặc dây pha chạm đất làm điện trở dây dẫn giảm, cường độ dòng điện tăng đột ngột dẫn tới cháy cách điện dây dẫn phát sinh tia lửa điện gây cháy mạch điện.
– Dùng điện quá tải: việc dùng nhiều các thiết bị điện cùng một lúc với cường độ điện mạnh gây ra sự quá tải trong các đường dây dẫn, ảnh hưởng hư hỏng đến các thiết bị điện trong nhà, tình trạng xảy ra phổ biến vào mùa nắng nóng.
– Chập điện do các mối nối dây không tốt:Đầu nối dây không tốt làn điện trở dây dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề.
– Chập cháy điện do các thiết bị nóng dẫn tới chuyền nhiệt: việc các thiết bị điện được dùng một cách quá tải, quá công suất dẫn tới nóng thiết bị và tỏa nhiệt khi sử dụng, nếu không kiểm soát sẽ cháy các thiết bị xung quanh.
– Chập cháy do tia sét: trong cơn giông bão sẽ có rất nhiều tia sét được phóng xuống dù chỉ là tia nhỏ khi chạm nguồn điện hay thiết bị cũng có thể gây cháy, nổ thiết bị và nguồn điện.
2- Cách khắc phục sự cố
– Những điều không nên đối với hệ thống điện:
+ Không dùng vật liệu có thể cháy được để che chăn nguồn điện
+ Không dùng bóng đèn điện để sưởi ấm, hoặc để ủ ấm quần áo, chăn màn vì có thể gây ra cháy.
+ Không dùng bàn là, bếp điện nếu không có người chông nom.
+ Không kéo căng dây điện và treo những vật nặng lên dây dẫn điện.
+ Không để gỉ cầu giao, dây dẫn điện
+ Không sử dụng dây thép, đinh để buộc, giữ, cố định dây điện.
+ Không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
-Những lời khuyên khi sử dụng điện và sửa chữa điện:
+ Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
+ Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
+ Phải sử dụng cầu dao điện, aptômat, cầu chì, rơ le… làm thiết bị đóng cắt và bảo vệ.
+ Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa nhau 0,25 m.
+ Các dây nối vào phích cắm, đui dèn, máy móc phải chắc, gọn, điện nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.
+ Vặn chặt các mối nối dây dẫn.
+ Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách sử lý sự cố điện nước, có bất kì thắc mắc hay gặp phải sự cố gì thì quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Thân ái!!!
Tham khảo: dịch vụ sửa nhà của CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – XÂY DỰNG TIỀN HẢI