Gạch Tuynel đặc và gạch Tuynel lỗ – Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm, nhược điểm của Gạch Tuynel Đặc và Gạch Tuynel Lỗ

Chúng ta vẫn hay nghe nói nhiều đến gạch nung và gạch không nung nhưng í tai biết được sự khác nhau giữa 2 loại gạch này. Bài viết hôm nay chia sẻ đến bạn đọc một số ưu điểm và hạn chế của các loại gạch Tuynel để có thể lựa chọn sử dụng cho phù hợp với công trình của mình.
Với nguyên liệu chính là từ đất sét, đất đồi nên đặc điểm của gạch cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ các loại vật liệu này.
1. Gạch đặc
Gạch đặc có kích thước 210x95x58 (mm) với cấu tạo đặc, màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Chính vì cấu tạo đặc nên gạch có các ưu điểm chắc chắn, vững chãi, khả năng chống thấm tốt. Loại gạch đặc này thường được sử dụng cho những hạng mục yêu cầu cao về khả năng chịu lực và chống thấm như tường chịu lực, tường bao, tường vệ sinh, tường móng, đố cửa… Gạch đặc còn được chia thành 3 loại A1, A2 và B. Chất lượng của 3 loại này được đánh giá giảm dần từ A đến B. Hạn chế của gạch đặc là giá thành cao hơn gạch rỗng.

2. Gạch rỗng 2 lỗ (gạch thông tâm) Gạch rỗng 2 lỗ hay còn gọi là gạch thông tâm, có kích thước 210 x 95 x 58  (mm), cũng có màu đỏ hồng và đỏ sẫm như gạch đặc. Nhưng mục đích sử dụng lại trái ngược với gạch đặc, gạch thông tâm chỉ được sử dụng cho những hạng mục không chịu được lực hoặc không yêu cầu cao về khả năng chống thấm bởi cấu tạo của nó là rỗng, thông tâm 2 lỗ. Vì vậy, gạch rỗng 2 lỗ không được khuyến khích khi sử dụng để xây tường nhà vệ sinh hay tường bao vì dễ bị ẩm mốc và thấm nước.